Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

làm vườn đi các đồng chí

haizzzz, một thời gian ngồi dùi mài kinh sử với cái môn gọi là nhiệt-nhiệt động lực học. cái môn có tất tần tật là 7 chương, trong đó 6 chương liên wan tới nhau cứ như cái mớ bòng bong. ở nhà ngồi học mà cứ như đi cày ngoài ruộng :|
chán wá, làm gì? nghe nhạc. mới phát hiện ra, nhạc Phạm Duy hay vô cùng. nó không sâu sắc, ẩn dụ mang cái chất thiền wá nhiều nên dẫn tới hơi bị khó hiểu của ông Trịnh Công Sơn. nhạc Phạm Duy có chất hoa mĩ với nhạc tình yêu, nghệ thuật từng câu từng chữ, da diết với quê hương, cái tượng thanh tượng hình ông dùng thiệt là xuất sắc. tài năng lão này phải nói là 1 chín 1 mười với Trịnh Công Sơn chớ chả chơi :D
mà nghe ổng, chợt nghĩ lại mí người trẻ bi h. seo lại ăn nhiều cái món tinh thần wá. bộ các bạn hem sợ có ngày đau bụng hả? những con người trẻ mà sao tui cứ nghĩ, đi nghe những bài chả đâu vào đâu, yêu đương ngôn từ bình thường. mà cái thứ nhạc thị trường này nhiều đến nỗi, mà những ca sĩ hát chỉ cần biết cách phối âm, phối khí cho đúng như Lê Hiếu, Hà Anh Tuấn lại trở nên quá nổi trội???? các bạn thật sự nghĩ những người này hát hay à? chỉ có giọng, có kĩ thuật, có sự truyền cảm, nhưng mà nếu so với thế hệ đi trước???? những con người như Thái Thanh, Lệ Thu, những giọng ca thiên phú học qua trường lớp, cống hiến hết sức mình cho nghệ thuật thì có lẽ ít người trẻ để ý tới.....ngẫm lại, ca từ bây giờ, có những bài quá ư là bình thường, thậm chí là tầm thường. nói cái này bạn nào post lên AT đừng giận ha, đó là cái bài "Cướp vợ", ôi.....nó bậy từ cái thuần phong mỹ tục cuả quê hương đất nước mình rùi cái ca từ thì toàn là cái thứ vớ va vớ vẩn. vậy mà các bạn cũng chấp nhận bỏ nó vào tai????
các bạn hãy tập như những con người làm vườn chăm chỉ, cái não cuả mình như cái vườn địa đàng vừa quý vừa đẹp, phải chăm cho nó kĩ, hãy để nó chỉ nở là hương, là hoa, là cây trái xum xuê trĩu quả, đừng để mấy cái thứ cỏ dại mọc chen cả đất cả hoa. là một người con đất Việt....sao các bạn không thử quay về với dân tộc, quay về với ca dao, tục ngữ, ca dao, dân ca....cực kì đậm đà bản sắc quê hương mình, ngôn từ đôi lúc mộc mạc mà vẫn đầy phép ẩn dụ, hoán dụ, có thua gì thơ ca.
có nhiều người, mỗi lần nghe những bài như "Dạ cổ hoài lang" lại chề cái môi mỏng môi dày của mình ra. tui cũng hem hiểu được các bạn chê cái gì? các bạn chê ca từ của họ à? hà hà, tui xin lỗi chứ ca từ của họ đố bố thằng nào cũng làm được, chề môi chê cải lương à? xin lỗi chớ bọn tây nó gọi cải lương của mình là "Vietnamese Southern Opera" đấy các bác ạ. nếu các bác nghĩ các bác có khả năng hát hay hơn họ thì các bác cứ ráng phấn đấu bằng con Xú nhà tui trước đã.
một lần, thằng Thanh mập vào nhà, tui mở bài "Đêm đông" cho nó nghe, nó nằm nghe rùi nhăn mặt nhìn tui: "sao đại ca mở nhạc gì ghê quá". haizzzz, trong khi cái bài này, sau khi tác giả mất, trình lên báo, được một số nhà phê bình nước ngoài đọc, và được xướng danh trong thi đàng văn học thế giới!!!!! ngẫm.... sao mà buồn quá, tuổi ta là tuổi 19 20 mà nghe những bài nhạc này không thấy được cái hay của nó, cứ chúi mũi vào cái thứ "Chiếc khăn gió ấm", rùi ba cái thứ nhạc vớ vẩn của Bảo Thy, Đông Nhi.....
thế hệ Việt Nam ngày nay đã thế, vậy ngày sau sẽ ra sao? chả nhẽ các bạn nghe nhạc, để cái thứ ấy đập ầm ầm vào đầu bạn mà vẫn nghĩ nghe lỗ tai này ra lỗ tai kia à? chả thể nào có chiện đó. mà nói thiệt, để ba cái đó vào đầu thì cái đầu óc phải nói là xuống cấp bà cố!
hồi đó tui nghe con em tui nó nói Thái Thanh hát bằng giọng mũi???? haizzzz, thấy nó nghe nhạc Kitaro, Yanni, Richard Clayderman mà cứ nghĩ con nhóc này cũng biết nghe nhạc lắm đây, mà ai dè :|. phải nói là xin lỗi chớ chấp ở cái nước Việt Nam này, từ Nam chí Bắc, đang ở Việt Nam hay ở bất kì đất nước nào, ai có thể hát bất kì những bài của Thái Thanh mà có thể hay hơn bà.
không nói đâu xa, chắc cả khối Amo biết bài "Ngày xưa Hoàng Thị" và chắc qua giọng ca của Phạm Đức Tuấn, giọng ca giải 1 tiếng hát truyền hình năm 2000, hát cũng hay đấy, nhưng làm gì kĩ thuật luyến lái, sự biểu cảm trong ca từ bằng được Thái Thanh? hãy nghe thật kĩ khúc "Rồi từng ngày qua đi, qua đi, qua đi...." với giọng Thaí Thanh, bà như lật từng trang của quyển nhật kí viết rồi cái cái chất giọng biểu cảm ấy. còn Đức Tuấn à, còn phải cố gắng nhiều.
càng nói thì càng buồn....thở dài cái cuối.....haizzzzzzzzzzzz......



đây là bài "Tình ca" hay tên khác là "Tôi yêu tiếng nước tôi", qua giọng ca bà Thái Thanh, nghe mà quá yêu dân tộc, quê hương mình....

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

nghe nhạc là personal taste. chú ko nên chỉ cho mọi người nên nghe nhạc nào được. nhạc thị trường đương nhiên là ko lại với nhạc của những PD, TCS, .... đc. Nhưng nó có chỗ đứng của riêng nó. Chú thích nghe nhạc trữ tình thì cứ nghe. Còn ng khác thích nghe nhạc trẻ thì là việc của người khác. Có những bài nhạc trẻ đúng là quá nhảm,nghe là phát ngán, nhưng cũng có những bài chấp nhận được. Đừng nên dạy ng khác phải nghe loại nhạc nào. Vì cảm thụ âm nhạc của mỗi người khác nhau.

Nặc danh nói...

âm nhạc và văn chương cũng tương đương nhau. Có ng thích thể loại văn trần tục nhưng hiện thực, có ng thích dòng văn lãng mạn, có ng thích sử thi , ng thích giọng văn trừu tượng, khó hiểu .... Ngay cả những tác phẩm đoạt giải nobel cũng chưa chắc được tất cả mọi người cùng ưa thích. Ko thể chỉ trích những người ko ưa thích nó, vì, đó là sở thích và là cảm thụ cá nhân.
tôn trọg sự khác biệt trong suy nghĩ, sở thích và cảm thụ là khá cần thiết, miễn là những điều đó trong giới hạn phù hợp. Vừa nghe nhạc trẻ vừa nghe nhạc trữ tình, ngộ thấy cả 2 đều có chỗ đứng riêng. Dĩ nhiên đang nói ở đây là những bài nhạc trẻ có ca từ phù hợp, nội dung ko quá nông cạn. Mà đương nhiên là dòng nhạc thị trường ngày nay cũng có vài bài nghe được. Vậy thì tại sao ép những người trẻ phải bỏ hoàn toàn dòng nhạc này, để hướng tới dòng nhạc "chân-thiện-mỹ", quê hương, đất nước, con người , tâm hồn, v.v... ?
PS1: Lê Hiếu hát cũng đc, và nhiều người lớn và trung niên cũng nghe đc nhạc của Lê Hiếu. (nghe đc, ko nói thích hay ko).
PS2: chề môi chê những bài như dạ cổ hoài lang là sai. Côg nhận thế. Ngộ đi karaoke với 1 thằng bạn, thằng này toàn hát những bài tựa tựa như thế,ko hát nhạc trẻ bài nào, nghe rất hay và có ý nghĩa. ý của ngộ chỉ là miễn lời nhạc phù hợp, giọng hát nghe đc thì đều là nghe đc. Ng nào sâu lắng thì cứ việc nghe nhạc sâu lắng. Ng nào trẻ trung, đơn giản thì cứ nghe nhạc đơn giản, dễ nghe. vậy thôi.đừng gượng ép.